Sunday, 1 December 2013

Hút chết vì lở núi.

(Giải trí) - Mặc dù được cảnh báo núi tại khu vực miền Bắc nước Pháp không ổn định song một du khách vẫn “cả gan” nằm tắm nắng trên bãi biển gần nơi này. Người này sau đó đã suýt bị đoạt mạng khi vách núi bất ngờ đồ sụp.

< Cô gái nằm tắm nắng ngay cạnh vách núi dù được cảnh báo nguy hiểm.

Vài nhân viên cứu hộ thấy vậy đã chạy đến đó để kiểm tra xem nữ du khách này có bị ảnh hưởng gì không. May mắn, cô gái này không bị thương mà chỉ bị phủ bụi từ đầu đến chân. Du khách người Anh Maurice Thomas, 74 tuổi, ở gần đó đã kịp thời chụp lại được khoảnh khắc khi vách đá sụp đổ.

< Vách núi đá lở ngay sát chỗ cô gái ngồi.

Ông Maurice cho biết: “Tôi nghe thấy một âm thanh rất lớn, lớn hơn cả tiếng sấm sét và đó là tiếng vách đá sụp xuống. Rất may là cô gái ở bên dưới vẫn bình an vô sự”.

< Sự việc xẩy ra rất nhanh nên cô gái không có phản ứng gì kịp ngoài cách sửng sốt nhìn.

Thường xuyên đi nghỉ ở khu vực này, ông Maurice chia sẻ: “Tôi đã rất may mắn, vì tôi thường đi bộ dưới những vách đá. Tuy nhiên thời gian này, tôi lại không làm điều đó nữa bởi thủy triều lên quá cao và điều đó có thể dẫn đến lở vách đá”.

< Nhân viên cứu hộ chạy tới kiểm tra xem du khách nằm gần vách đá lở có bị thương hay không.

Cô gái này rất may mắn vì không hề bị thương mà chỉ bị phủ bụi từ đầu đến chân.

Theo Dân Việt
Du lịch, GO!

Wednesday, 27 November 2013

Đi du học - Bạn được gì?

Thế giới đó đây!

Hiện nay tại Việt Nam, một số trường Đại học, Cao đẳng cũng có các chương trình “du học tại chỗ” dành cho những ai muốn tiếp cận, học tập theo chương trình nước ngoài nhưng không nhất thiết phải sang nước ngoài để học tập và nghiên cứu.

Tuy nhiên, phần lớn các bạn trẻ đều muốn đi du học ở nước ngoài hơn. Và, bạn sẽ được gì trong những năm tháng ở nước ngoài khi du học?

1. Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ: Mọi hoạt động, giao tiếp, học tập của bạn đều cần đến tiếng Anh hoặc tiếng đang được sử dụng tại nước mà bạn đang theo học. Khi bạn “chịu khó” giao tiếp và học hỏi thì kỹ năng ngoại ngữ của bạn cũng tăng theo. Kỹ năng này rất khó đạt được ở Việt Nam vì thiếu môi trường để giao tiếp. Thông thạo ngoại ngữ trong thời đại hiện nay sẽ mở ra cho bạn nhiều cơ hội mới trong cuộc sống và nghề nghiệp.

2. Nâng cao được kiến thức, kỹ năng: Kiến thức bạn có được khi đi du học sẽ giúp bạn nhiều hơn ở tương lai. Nhưng, kiến thức vẫn là chưa đủ mà còn cần đến những kỹ năng. Kỹ năng nghề nghiệp vững vàng là điều mà các công ty cần ở một người tốt nghiệp đại học để có thể làm được việc cũng như xử lý các tình huống, giải quyết các sự cố trong công việc được giao. Khi du học, bạn có nhiều cơ hội hơn để không những chỉ “học” mà còn được “hành” để hình thành những kỹ năng cần thiết.

3. Tiếp cận phương pháp học tập, làm việc hiệu quả: Học tập, nghiên cứu hay làm việc thì đều cần đến phương pháp. Khi có phương pháp tốt thì khả năng thành công sẽ cao hơn. Bạn sẽ học được những điều này qua những người thầy của bạn trong quá trình học tập và làm việc ở nước ngoài. Bên cạnh đó là kỹ năng lập kế hoạch cụ thể cho một công việc. Học tập, nghiên cứu trong một môi trường mà kế hoạch luôn rõ ràng thì bạn cũng thoải mái, không bị động và từ đó cũng dễ dàng lập kế hoạch cho bản thân trong mỗi giai đoạn cụ thể.

4. Sống trong một môi trường đa văn hóa

4. Sống trong một môi trường đa văn hóa: Khi bạn học, vui chơi với nhiều sinh viên quốc tế thì bạn sẽ có cơ hội biết thêm nhiều nền văn hóa khác nhau. Và đi du lịch sẽ mang đến cho bạn thêm nhiều trải nghiệm tuyệt vời. Mỗi nơi sẽ có những bản sắc văn hóa riêng và thật thú vị khi bạn được chứng kiến, được tham gia hơn là chỉ nghe, nhìn qua truyền hình. Văn hóa là “mảng” tinh thần không thể thiếu đối với mỗi người và chắc bạn cũng không phải là ngoại lệ, đúng không nào?

5. Mở rộng tầm nhìn: Được đi, được học thì tầm nhìn của bạn sẽ không còn gói gọn trong một không gian chật hẹp nữa. “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là vậy. Nhìn một vấn đề, một sự việc trong cái nhìn đa chiều vẫn tốt hơn là trong một không gian chật hẹp.

6. Thay đổi thái độ, thói quen, hành vi: Điều này không có gì là lớn lao nếu bạn quyết tâm thực hiện để mọi việc tốt hơn, thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn. Những thói quen như phân loại rác, hạn chế dùng còi xe (nếu đi ô tô, xe máy) hoặc giảm tiếng ồn ở các nơi công cộng ở nước ngoài nhiều lúc buộc bạn phải nhìn lại bản thân để thay đổi. Đến một lúc nào đó, nó sẽ là thói quen cho chính bạn và đây là điều tốt cần duy trì thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi.

7. Kết nối giáo sư, bạn bè: Bạn bè nhiều nơi trên thế giới học cùng với bạn và cùng với đó là những giảng viên, giáo sư đáng kính hướng dẫn bạn trong học tập, nghiên cứu. Sau một học kỳ, một năm học, mọi việc có thể khép lại về mặt thời gian và kế hoạch nhưng sẽ vẫn được tiếp tục duy trì, củng cố và sâu đậm hơn nếu như bạn cởi mở hơn trong việc tiếp xúc, giao lưu. Bạn sẽ học thêm được nhiều điều khi bạn có những người thầy nhiệt tình và những người bạn chân tình.

8. Bằng cấp tốt: Cho dù nhiều ý kiến vẫn đánh giá trình độ thật là cao hơn bằng cấp nhưng sở hữu được một tấm bằng đại học hoặc sau đại học ở nước ngoài, ở các trường chất lượng thì đó là mơ ước của rất nhiều người.

9. Cơ hội mới, ý tưởng mới: Cơ hội trong nghề nghiệp, trong cuộc sống sẽ đến với bạn nếu như bạn đã tích lũy được kiến thức tốt, kỹ năng giỏi. Ngoài ra, những ý tưởng mới sẽ được hình thành và áp dụng. Mọi việc sẽ dễ dàng hơn khi bạn có một nền tảng tốt và trong một “thế giới phẳng” như hiện nay thì người thành công là người biết nắm lấy những cơ hội cũng như có những ý tưởng táo bạo.

10. Được là chính bạn: Điều này không có nghĩa là nếu chỉ học trong nước thì bạn không phải là bạn. Nhưng, khi bạn có nhiều “khoảng trống” hơn để tự quyết định nhiều việc thì bạn cũng sẽ khám phá được những “tiềm ẩn” trong chính bạn. Sự khác biệt luôn cần thiết và đi du học là để trưởng thành hơn, chín chắn hơn và có thể tự lập hơn.

Cho dù du học không phải chỉ toàn là “màu hồng” nhưng “được” vẫn luôn nhiều hơn “mất”. Chính vì điều đó, ngày càng có thêm nhiều bạn trẻ tìm cơ hội cho bản thân qua du học ở nước ngoài dẫu biết rằng khó khăn luôn chờ đợi.

Nguyễn Quốc Vỹ
Chi tiết tại: http://duhoccip.blogspot.com

Có chứng chỉ mới được tư vấn du học

Thế giới đó đây!

 Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo lần 2 “Thông tư Ban hành quy định về chương trình, nội dung, hình thức đào tạo, kiểm tra, thi, cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học”.

Theo đó, khi Thông tư có hiệu lực, chậm nhất sau 12 tháng, các đối tượng cá nhân phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học mới được tham gia hoạt động dịch vụ du học. Sau thời hạn trên, nếu vi phạm, người đứng đầu tổ chức, cá nhân có liên quan sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định, bồi thường thiệt hại nếu có, bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Theo dự thảo, điều kiện đăng ký tham gia khóa đào tạo tư vấn du học cũng được quy định rõ ràng.

Đối với người Việt Nam, muốn tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học phải có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên và có hồ sơ đăng ký tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học.

Người nước ngoài tham gia khóa đào tạo phải được phép học tập, lao động tại Việt Nam; có giấy phép lao động còn hiệu lực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động của Việt Nam cấp; có bằng đại học chuyên ngành ngôn ngữ tiếng Việt hoặc có bằng đại học chuyên ngành được học bằng tiếng Việt.

Trường hợp không có các bằng đại học trên thì phải cam kết có người phiên dịch để phiên dịch từ ngôn ngữ của người đó sang tiếng Việt và ngược lại. Người phiên dịch phải có văn bằng, chứng chỉ hoặc chứng nhận đủ trình độ phiên dịch ngôn ngữ mà người nước ngoài sử dụng.

Đăng Nguyên
Chi tiết tại: http://duhoccip.blogspot.com

Friday, 22 November 2013

Hình thức du học nào thích hợp với bạn?

Thế giới đó đây!

Hiện nay trên cơ bản có tổng cộng 3 hình thức du học khác nhau. Vậy theo bạn thì mình sẽ hợp với cách du học nào?

Để du học thành công, không bị “gãy gánh” giữa đường, việc bạn lựa chọn hình thức du học phù hợp với năng lực, mong muốn của bản thân, hoàn cảnh gia đình cũng rất quan trọng. Tạm phân loại các hình thức du học kèm theo đặc điểm của từng loại để bạn lựa chọn cho mình một con đường du học phù hợp – an toàn.

Du học tự túc

Trong trường hợp này bạn chỉ cần có học lực khá hoặc trung bình, và gia đình có điều kiện kinh tế, có thể chu cấp cho bạn trong cả quá trình học, cộng với vốn ngoại ngử ổn, sống tự lập được là có thể du học.

Tại sao lại thế? Đơn giản là bạn đem tiền đi học, các nước phát triển, các trường đại học, viện nghiên cứu ở nước ngoài họ rất muốn có nhiều sinh viên ở nước khác đến học để có nguồn thu và quảng bá văn hóa. Nên chỉ cần bạn đáp ứng được yêu cầu tối thiểu nhất đầu vào của họ thì bạn có thể học được nếu có đủ năng lực tài chính.

Hình thức du học nào thích hợp với bạn? 1

Ưu điểm: đi học theo con đường này bạn thường không phải chờ đợi lâu, được lựa chọn thoải mái chương trình và trường theo khả năng của mình.

Nhược điểm: rất tốn kém, nhiều trường là nơi kinh doanh giáo dục, chất lượng không được tốt, đi du học theo trường hợp này thường là học các trường không chất lượng lắm, nên cơ hội học cao hơn và việc làm sau này không cao. Bên cạnh đó, nhiều bạn do chưa có ý thức, gia đình có điều kiện, ra nước ngoài du học không có sự quản lý của gia đình, nhiều cán dỗ, nên dễ xa ngã, dính vào tệ nạn xã hội.

Ngoại lệ, có rất nhiều bạn rất giỏi, nhưng không muốn chờ đợi kiếm học bổng, gia đình có điều kiên kinh tế, nên các bạn chọn hình thức du học tự túc để tiết kiệm thời gian. Do có năng lực tốt nên các bạn này học ở những trường tốt trên, nên cơ hội học cao lên, kiếm việc làm do đó cũng rất cao.

Vừa học vừa làm

Đây là hình thức được nhiều bạn có học lực khá, ngoại ngữ tốt, có bản lĩnh, kinh nghiệm sống, khả năng tự lập và hòa nhập cao lựa chọn để đi du học. Tuy nhiên, với hình thức này bạn cũng cần sự hỗ trợ kinh tế ban đầu của gia đình, sau một thời gian, bạn đã ổn định cuộc sống và có thể tự lo cho mình.

Vừa học vừa làm không phải là dễ. Vì chỉ học không ở một nơi hoàn toàn xa lạ, và bằng một ngôn ngữ khác đã khó, nhưng khi bạn đi du học theo hình thức này, ngoài học bạn lại phải tự kiếm sống và trang chải cho những chi phí học tập, nên càng vất vả và khó hơn. Do đó, bạn phải có lực học tương đối, khả năng tiếp thu tốt để không bị “đuối” trên lớp, đồng thời vốn ngoại ngữ của bạn phải tốt, và nhất là bạn phải dùng được tiếng bản địa để có thể kiếm việc làm thêm và làm được việc.

Hình thức này thường được những bạn rất nghị lực, có hoàn cảnh kinh tế không được tốt lắm, nhưng lực học tốt lựa chọn. Hiện nay có rất nhiều du học sinh người Việt đang học ở Nhật, ở Phần Lan… theo hình thức này. Ngoài thời gian học tập trên trường, các bạn đi làm thêm bất cứ việc gì kiếm ra tiền một cách chân chính như bồi bàn, nấu ăn, dọn dẹp, bán sách.

Nhược điểm của hình thức này là người học rất vất vả, vì phải vừa học vừa làm, nên nếu không cố gắng, và có năng lực thì dễ dẫn đến kết quả kém trong học tập, nghiên cứu, có người không tốt nghiệp được, phải bỏ học, hoặc xuống khóa. Ngoài ra, nếu bạn không có sức khỏe tốt, không tự chăm sóc cho mình được thì cũng không nên chọn con đường này, vì nhiều người vừa học vừa làm thêm, nên mỗi ngày chỉ được ngủ 4h tiếng… Tuy nhiên, cũng có nhiều người thành công trên con đường này, và khi thành công họ rất trưởng thành, do có thời gia học tập, làm việc, tự lập cao nên vốn sống, kinh nghiệm làm việc, và ngoại ngữ của họ rất tốt.

Hình thức du học nào thích hợp với bạn? 2

Học bổng

Có thể nói đây là hình thức du học tối ưu nhất, nhưng cũng đòi hỏi cao nhất. Để được học bổng bạn phải thật xuất sắc cả về năng lực (kết quả học tập, nghiên cứu), ngoại ngữ tốt và có kinh nghiệm sống. Tuy nhiên, nó lại không quá khó và hiếm, ngày càng có nhiều du học sinh Việt Nam ra nước ngoài bằng con đường học bổng.

Bạn phải hiểu rằng, không tự nhiên mà một nước, một tổ chức, một trường… lại đài thọ cho bạn ra nước ngoài học, có thể đài thọ toàn phần (cả học phí, sinh hoạt phí và các chi phí khác) hoặc một phần. Và thường học bổng chỉ có một số lượng nhất định, nên tính cạch tranh rất cao. Do đó, chỉ những ứng viên xuất sắc nhất mới nhận được học bổng. Một số học bổng nổi tiếng mà du học sinh Việt Nam nhiều người nhận được như Erasmus của Liên Minh Châu Âu, VFF của Mỹ, Mext của Nhật Bản… thường chu cấp cho bạn toàn bộ.

Về chương trình đào tạo, thường các học bổng được các nước và các tổ chức cấp gắn với một chương trình đào tạo tốt, có thể nói là rất tốt. Bạn cũng được tạo điều kiện học tập, nghiên cứu ở những trường, cơ sở đào tạo và nghiên cứu tốt nhất. Nên được học bổng, cho bạn cơ hội được học tập và nghiên cứu trong điều kiện mà ai cũng muốn.

Về kinh tế, nếu bạn đi bằng con đường này, và nhất là nhận được học bổng toàn phần, gia đình bạn sẽ chẳng phải lo lắng và chu cấp cho bạn. Vì bạn đã được cấp học phí, mỗi tháng lại được một khoản tiền nhất định cho sinh hoạt, và có thể bạn sẽ được cả vé máy bay khứ hồi (một lần sang, và một lần về sau khi kết thúc khóa học), chi phí sách vở, máy tính... Tùy theo mỗi loại học bổng, và nước học, nhiều du học sinh sau khi đi học bằng học bổng, sau khi về đều có một khoản tiền tiết kiệm kha khá.

Ngoài ra, nhiều chương trình học bổng bên cạnh mặt giáo dục, nghiên cứu khoa học, tổ chức cấp học bổng còn có mong muốn quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hóa nơi đó, nên người học được tạo điều kiện được đi thăm quan, đi tham gia hội thảo, được đi đến các khu vực hoặc các nước khác… nên được học bổng, bạn còn có cơ hội được đi “du lịch chất lượng cao” miễn phí và bổ ích. Ngay bản thân các bạn được học bổng, do không phải lo nghĩ về kinh tế, chỉ việc học và nghiên cứu, lại có tiền dư giả, nên thời gian dảnh họ có điều kiện để đi du lich - “phượt” hơn các hình thức du học khác.
Chu Đình Tới

Thursday, 21 November 2013

10 thành phố tốt nhất hành tinh dành cho sinh viên

Thế giới đó đây!

TPO - Vượt qua 49 thành phố lớn trên thế giới, thủ đô Paris, Pháp trở thành thành phố tốt nhất hành tinh dành cho sinh viên.

10 thành phố tốt nhất hành tinh dành cho sinh viên 1
Thủ đô Paris, Pháp là điểm dừng chân tuyệt vời dành cho sinh viên 
Thủ đô Paris, Pháp là điểm dừng chân tuyệt vời dành cho sinh viên trên thế giới .
Đây là lần thứ hai liên tiếp thủ đô Paris trở thành thành phố tốt nhất đối với sinh viên do website Top Universities tổ chức bầu chọn.

Tiêu chuẩn đánh giá các thành phố tốt cho sinh viên dựa theo các yếu tố như số lượng và vị trí các trường Đại học, chất lượng sống của sinh viên, số lượng sinh viên quốc tế đang học tập tại thành phố…

Theo sau thủ đô Paris trong bảng xếp hạng này là thủ đô London (Anh). Vị trí thứ ba thuộc về Singapore và thành phố Sydney (Úc), Zurich (Thụy Sỹ) lần lượt xếp ở vị trí thứ tư và thứ năm.

Ngoài ra, trong top 10 thành phố tốt nhất cho sinh viên còn có các thành phố như Melbourne (Úc), Hồng Kông (Trung Quốc), Boston (Mỹ), Montreal (Canada), Munich (Đức).

10 thành phố tốt nhất hành tinh dành cho sinh viên 2
Các trường Đại học ở London, Anh.
10 thành phố tốt nhất hành tinh dành cho sinh viên 3
Các sinh viên ở trường Đại học Singapore.
10 thành phố tốt nhất hành tinh dành cho sinh viên 4
Trường Đại học ở Sydney (Úc) .
10 thành phố tốt nhất hành tinh dành cho sinh viên 5
Trường Đại học ở Zurich (Thụy Sỹ) .
10 thành phố tốt nhất hành tinh dành cho sinh viên 6
Sinh viên trong khuôn viên một trường Đại học ở Melbourne (Úc).
10 thành phố tốt nhất hành tinh dành cho sinh viên 6
Trường Đại học ở Hồng Kông (Trung Quốc).
10 thành phố tốt nhất hành tinh dành cho sinh viên 7
Trường Đại học Boston (Mỹ).
10 thành phố tốt nhất hành tinh dành cho sinh viên 9
Trường Đại học ở Montreal (Canada).
10 thành phố tốt nhất hành tinh dành cho sinh viên 11
           
Khuôn viên đẹp của một trường Đại học ở Munich (Đức) .
Nguyễn Thủy

'30 năm đào tạo học sinh giỏi, tôi cho mình điểm 0 nghề giáo'

Thế giới đó dây!

 - “Hơn 30 năm công hiến cho ngành giáo dục, tôi thấy mình chưa làm được điều mình muốn.Tôi không muốn nhồi học sinh đến đờ đẫn, nhưng tôi vẫn phải nhồi".


Một ngày 20/11 nữa lại đến. Môt ngày hạnh phúc. Học trò cấp 2 chưa phải lớn nhưng các em cũng không còn nhỏ nữa. Tôi hạnh phúc vì những tấm thiệp chi chit chữ. Các em trong sáng, hồn nhiên với những câu chữ lê thê

Tôi luôn có học sinh ở bên cạnh và tôi cảm thấy các em hiểu, yêu quý và dành cho tôi những điều bất ngờ. Thế nên tôi ngạc nhiên trước suy nghĩ “Nhà giáo mẫu mực thường cô đơn”.

Vì tôi chưa bao giờ cảm thấy cô đơn. Mọi nỗ lực của tôi không chỉ được cấp trên ghi nhận mà phụ huynh, học sinh luôn trân trọng.

Còn việc được xã hội biết đến rộng rãi hay không, tôi nghĩ không quan trọng cho lắm. Đó dường như là ước muốn của những ngôi sao.

Đối với tôi, những gì tôi để lại trong lòng học sinh, phụ huynh mới là điều có ý nghĩa nhất.

'30 năm đào tạo học sinh giỏi, tôi cho mình điểm 0 nghề giáo' 1
Đối với giáo viên cấp THCS ở Thủ đô như tôi, những thành tích thiết thực nhất vẫn được đưa ra làm cơ sở xét thưởng là: số học sinh đạt giải các kì thi học sinh giỏi, học sinh đỗ vào chuyên, vào cấp 3…

Trường tôi, lớp tôi chủ nhiệm, cứ đến kỳ lại được cấp trên tin tưởng giao nhiệm vụ trở thành “lá cờ đầu”.

Mỗi khóa của tôi đều có hàng chục học sinh có giải thành phố, đỗ vào các trường chuyên danh tiếng của Hà Nội với số điểm rất cao.

Sau hơn 30 năm cống hiến cho ngành giáo dục, nhiều học sinh thành đạt đã trở về cảm ơn cô giáo.

Nhưng nếu có ai hỏi tôi có hài lòng với những thành tích mấy chục năm dạy học không, tôi đánh số 0 ngay.

Tôi hiểu chia sẻ của đồng nghiệp Nguyễn Thị  Nhiếp khi tri ân những thầy cô lặng lẽ đóng góp cho ngành giáo dục mà không đòi hỏi, hay những đồng nghiệp của tôi muốn một sự bình yên để những giờ giảng bài thực sự thuần khiết.

Với tôi, hơn 30 năm làm nghề, tôi thấy mình chưa làm được điều mình muốn. Cái guồng quay của ngành vẫn đang quay vô cùng mạnh mẽ và những măt xích như tôi vẫn đang hối hả quay theo.

Những cuộc đuổi lao căng thẳng

Tôi cho rằng, thi học sinh giỏi mới là cuộc thi kinh khủng! Kì thi vào các trường chuyên, các trường cấp 3 công lập ở Hà Nội thực sự là một cuộc chiến nóng bỏng, gây áp lực nặng nề đối với thầy cô, phụ huynh và nhất là học sinh.  

Tôi không muốn nhồi học sinh đến đờ đẫn, nhưng tôi vẫn phải nhồi!

Mỗi lần nhận đội tuyển, đồng nghĩa với mỗi lần nhận mình viết tiếp bảng thành tích chói sáng cho trường, cho quận.

Nhưng mỗi lần như thế, cả tôi và trò lại gân sức lên để làm việc. Trò thì trải qua đủ các vòng thi từ  lớp, trường, quận rồi thành phố. Sau mỗi vòng thi lại một chu trình “nhồi” thêm, nâng cao thêm kiến thức. Cứ thế, cả cô và trò ì ạch leo lên từng nấc. Học sinh thức, cô thức, bài vở chất đống. Cô trò đánh vật với nhau để được kết quả cuối cùng.

Bởi vì sao, vì mức độ khó của đề thi học sinh giỏi thì nhiều thầy cô dạy bình thường cũng không thể làm được. Thậm chí, trong tổ toán của một trường uy tín thì cũng chỉ khoảng 6 - 7 người làm được nhưng chưa chắc đã làm đúng hết.

Nhiều khi, tôi phải làm cái việc không đúng và  bất công với các đồng nghiệp khác là phải “chiếm dụng” các giờ học như Thể dục, Giáo dục công dân, Công nghệ…

Và học trò của tôi còn ám ảnh về  các kì thi này đến mức còn để lại trong lưu bút: “Có những hôm nằm mơ cũng phải nhớ đến môn Toán!”

Nhưng đã vào guồng rồi thì phải theo chỉ tiêu thi đua. Vì trách nhiêm của người đứng lớp, lòng tự trọng nghề nghiệp trong bối cảnh chung của giáo dục là thế, tôi không thể làm khác.

'30 năm đào tạo học sinh giỏi, tôi cho mình điểm 0 nghề giáo' 2
Học sinh Hà Nội sau buổi thi vào lớp 10
Đó là kì thi học sinh giỏi. Còn kì thi vào cấp 3 mới khiến tôi trăn trở nhiều nhất. Kì thi này cùng với thi học sinh giỏi đã khiến cho chương trình học nặng nề thêm. Có ở trong nghề như chúng tôi mới thấm vì sao học sinh cứ phải oằn lưng mà cõng sách vở đi học thêm.

Chương trình có những nội dung được đưa vào giảng dạy sớm hơn và theo sách giáo khoa, những kiến thức đó mới chỉ mang tính giới thiệu. Nhưng vì đi học thêm, học sinh được học nhiều dạng bài hơn, sẽ giải quyết nhanh gọn các câu hỏi trong đề thi. Điều đó tác động đến kết quả thi, đến tỉ lệ học sinh được vào cấp 3.

“Đất” vào cấp 3 công lập ở Hà Nội vô cùng chật hẹp, chỉ đáp ứng được một nửa số lượng học sinh là nhiều. Vì thế, mức độ khó của đề thi cũng phải co duỗi cho vừa với “đất”. Thế là, rút kinh nghiệm đề thi năm trước học sinh đáp ứng tốt, năm nay đề sẽ khó hơn!

Cứ sau mỗi lần rút kinh nghiệm và  dự báo xu hướng ra đề của những giáo viên có  kinh nghiệm như tôi, những kiến thức truyền cho học sinh cứ thế phải nặng dần, khó dần để theo kịp với đề thi.

Thi cử chính là nguyên nhân khiến cho học thêm, nhồi nhét phát triển và mọi thứ quay lại ràng buộc nhau khiến cuộc chiến càng gay gắt.

Tôi nhận thấy, nếu chỉ học sách giáo khoa, ít nhất là học sinh thủ đô không thể vào cấp 3. Chỉ vì sách giáo khoa hạn chế dạng bài, mức khó cho phù hợp vùng miền, nhưng việc học thêm, dạy thêm và ra đề thi ở thủ đô thì muôn hình muôn vẻ và đương nhiên độ khó thì vượt xa.

Ngoài các trường phổ thông thi đề chung của Sở GD-ĐT, mỗi trường chuyên ở Hà Nội lại có kiểu ra đề khác nhau khiến cho việc ôn thi của các em càng phức tạp.

Phụ huynh, học sinh và giáo viên cứ thế lao theo các kì thi. Nhiều khi, học sinh của tôi không biết các em học để làm gì, học cho ai, lựa chọn như thế nào. Nhiều phụ huynh của tôi rất quyết tâm để con vào trường chuyên. Họ cho rằng vào đó là đảm bảo đỗ đại học, danh tiếng gia đình…

Một sự thật khác

Vì thế, có một sự thật khác mà tôi muốn nói. Những em tư chất chỉ đạt đến 6 -7 phần và không phù hợp với các trường chuyên vốn dành cho các em thực sự có tư chất tốt.

Nhưng vì học thêm nhiều, nhồi nhiều nên thành “đường cày đảm đang” và các em có thể vượt qua bài thi.

Nhưng kiến thức đó chỉ đáp ứng được bài thi. Khi vào môi trường rèn luyện ác chiến như thế, các em sẽ chơi vơi mà học, trong khi các bạn có năng lực được chú ý để thành mũi nhọn.

Các em sẽ rất khổ sở với những kiến thức kinh viện, chuyên sâu không phù hợp và không cần thiết ở thi đại học.

Vì thế, cho dù các em có vào chuyên thì kết quả đó chỉ là sự hài lòng cho một khoảng ngắn và chẳng nói lên rằng các em đã chọn đúng hướng và sẽ thành đạt.

Để thành đạt trong cuộc sống, các em cần rất nhiều kỹ năng và hiểu biết xã hội khác.

Tôi mong sao phụ huynh hãy tôn trọng và hiểu sở trường của con mình, để các em được theo đuổi những mặt mạnh đó.

Nếu được quyết định, tôi sẽ làm gì?

Tôi cũng cho rằng, giáo dục sẽ không thể toàn diện nếu thi cử vẫn tiếp diễn như  thế. Có những ngôi trường, để có thành tích đẹp thi học sinh giỏi, thi đại học, thi chuyên, đã sẵn sàng hi sinh những giờ học khác để tập trung cho các môn thi. Học sinh phần nhiều trở thành mọt sách, tự bản thân các em sẽ phát triển lệch mà thôi. Chưa kể, điều đó vô tình khiến các em xem nhẹ những kiến thức ở các môn khác, là cách đối xử bất công và thiếu tôn trọng với các giáo viên.

'30 năm đào tạo học sinh giỏi, tôi cho mình điểm 0 nghề giáo' 3
Một không gian vui chơi giải trí dành cho giới trẻ ở Hà Nội
Nếu được quyết định, tôi sẽ bỏ  ngay kì thi học sinh giỏi để các em có thêm nhiều sân chơi vui học. Kiến thức trong sách giáo khoa sẽ  giúp các em giải quyết và lý giải nhiều vấn  đề trong cuộc sống, hình thành cho các em phương pháp tư duy chứ không chỉ là ghi nhớ kiến thức phục vụ những kì thi.

Tôi đang chờ sự thay đổi trong đề  án đổi mới giáo dục trị giá hàng chục nghìn tỉ đồng dự báo sẽ được triển khai từ năm 2015.

Liệu những mong muốn, đề xuất của một giáo viên vẫn được ngành công nhận là giáo viên giỏi như tôi có được đáp ứng?

Còn ở thời điểm hiện tại, những người thầy như chúng tôi vẫn đang quay cùng guồng quay thành tích của ngành giáo dục, của xã hội.

Chúng tôi có mong muốn như thế và hi vọng rằng chúng tôi không cô đơn!

Hường Nguyễn(Ghi từ lời kể của một giáo viên)

Tuesday, 19 November 2013

Nhật Bản cung cấp 30 suất học bổng thạc sĩ cho Việt Nam

Thế giới đó đây!
(HNMO) - Ngày 24-9, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam cho biết, trong khuôn khổ Hợp tác giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và JICA, Học bổng Phát triển Nguồn Nhân lực Nhật Bản (JDS) sử dụng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản cho niên khóa 2014-2015 vừa chính thức được khởi động.

Đối tượng nhận học bổng JDS là các cán bộ, viên chức Việt Nam. JDS cung cấp khóa học Thạc sĩ trong hai (02) năm bằng tiếng Anh cho nhiều lĩnh vực từ kinh tế đến nông nghiệp tại các trường Đại học Nhật Bản. Thời hạn đăng ký tham gia chương trình học bổng JDS là 17h00 ngày 12-11-2013.

Theo đó 30 ứng viên xuất sắc nhất sẽ được lựa chọn vào đầu tháng 3-2014 và sang Nhật Bản tham gia khóa đào tạo Thạc sĩ vào tháng 8-2014. Thông tin về học bổng được đăng tải trên địa chỉ http://jds-scholarship.org/.
Đình Hiệp

10 địa danh giúp bạn có những bức ảnh tuyệt đẹp ở Nhật Bản

Thế giới đó đây!

(Dân trí) - Nhật Bản là một nơi vô cùng hấp dẫn đối với những người yêu chụp ảnh vì vẻ đẹp rất đặc trưng của nó. 10 địa danh sau đây giúp bạn có được những bức ảnh tuyệt vời nhất của đất nước Mặt trời mọc.

1. Đền Kinkaku-ji ở Kyoto

10 địa danh giúp bạn có những bức ảnh tuyệt đẹp ở Nhật Bản1
Đền Kinkaku-ji là đền vàng nổi tiếng ở Kyoto. Là một ngồi đền nhỏ bọc trong những lá vàng nguyên chất được đặt giữa một khu vườn mang phong cách Nhật Bản, Kinkaku-ji trông tuyệt đẹp khi tuyết rơi. Khi đủ ánh sáng, ngôi đền in mình trên mặt hồ.

2. Giao điểm Shibuya Crossing ở Tokyo

10 địa danh giúp bạn có những bức ảnh tuyệt đẹp ở Nhật Bản 2

Người đi bộ bằng qua đoạn đường đông đúc nhất Tokyo trong khu phố Shibya. Người đi bộ băng qua tất các các hướng cùng một lúc. Sự hỗn loạn cùng với các tòa nhà của Shibuya đem lại cho bạn cảm giác giống như ở Quảng trường Thời Đại. Đoạn giao điểm này đặc biệt đông đúc khi trời mưa và mọi người đều che ô. Tối thứ 6 là giờ cao điểm.

3. Cổng nổi ở miếu Itsukushima

10 địa danh giúp bạn có những bức ảnh tuyệt đẹp ở Nhật Bản 3

Cổng nổi ở miếu Itsukushima nằm trên đảo Miyajima ở Hiroshima là một trong những hình ảnh mang tính biểu tượng nhất của Nhật Bản. Cổng (Torii) nổi lên trên mặt đạt dương khi thủy triều dâng cao. Khi thủy triều xuống, bạn có thể đi bộ tới cái cổng. Chiếc cổng đã nằm tại vị trí này từ 1168.

4. Phố Dotonbori

10 địa danh giúp bạn có những bức ảnh tuyệt đẹp ở Nhật Bản 4


Dotonbori là khu phố giải trí của Osaka. Khu khố ăn chơi nối tiếng trước đây, nay nổi tiếng với những ánh sáng của đèn neon và khách du lịch tấp nập đi lại. Các cửa hàng tại khu vực này đang đóng cửa để chạy đua trong cuộc thi cửa hàng có mặt tiền kì dị nhất. Cuộc thi này đã diễn ra từ 1930 và đã có một số kết quá thú vị.

5. Núi Phú Sĩ từ hồ Kawaguchi

 10 địa danh giúp bạn có những bức ảnh tuyệt đẹp ở Nhật Bản 5


Núi Phú Sĩ phản chiếu trong hồ Kawaguchi là một trong 36 hình ảnh của ngọn núi nổi tiếng này vẫn rất tuyệt trong những bức ảnh hiện đại.

6. Harajuku vào những ngày chủ nhật

 10 địa danh giúp bạn có những bức ảnh tuyệt đẹp ở Nhật Bản 6


Vào ngày chủ nhật, những người Tokyo trẻ tuổi ăn mặc những bộ quần áo đẹp nhất, tiêu biểu nhất để chụp ảnh ở Harajuku.

7. Shinjuku

10 địa danh giúp bạn có những bức ảnh tuyệt đẹp ở Nhật Bản 7

Shinjuku là một quận thương mại và giải trị cực lớn ở Tokyo. Bạn có thể lên tầng áp mái của những ngôi nhà chọc trời để nhìn ngắm toàn cảnh Tokyo.

8. Núi lửa Sakurajima ở Kagoshima, Kyushu

10 địa danh giúp bạn có những bức ảnh tuyệt đẹp ở Nhật Bản 8


Sakurajima là ngọn núi lửa nằm trong một cái vịnh chỉ cách thành phố Kagoshimavài trăm mét. Nó phun trào thường xuyên kể từ năm 1955.

9. Miếu Fushimi Inari-taisha ở Kyoto

10 địa danh giúp bạn có những bức ảnh tuyệt đẹp ở Nhật Bản 9
Đường đi vào trong miếu Fushimi Inari-taisha được lót bằng hành ngàn cánh cổng (torii)

10. Đảo Yakushima ở Kyushu

10 địa danh giúp bạn có những bức ảnh tuyệt đẹp ở Nhật Bản 10


Đảo Yakushima được bao phủ bời rừng nguyên sinh. Một cái cây (Jhomon Sugi) trên đảo được cho là đã 7,200 tuổi, cao 25,3m.
Dory
Theo Japantalk

Friday, 15 November 2013

Trẻ đường phố chưa học phổ thông nhận giải thưởng SV quốc tế

TTO - Vượt qua hơn 1000 ứng cử viên là sinh viên quốc tế, ngày 14-11, một sinh viên VN xuất thân từ trẻ đường phố đã nhận hai hai giải thưởng danh giá tại Úc.

Trẻ đường phố chưa học phổ thông nhận giải thưởng SV quốc tế
Đặng Thị Hương (áo dài trắng) nhận giải thưởng cùng với đại diện của tổ chức KOTO quốc tế và KOTO Việt Nam - Ảnh do nhân vật cung cấp

Cô đã vinh dự được trao hai giải thưởng danh giá Sinh viên quốc tế bang Victoria của năm ở cấp bậc đại học và Sinh viên quốc tế của năm do Thủ hiến bang trao tặng của bang Victoria (một trong những bang có số lượng sinh viên quốc tế đông nhất nước Úc).

Ngoài hai giải thưởng nói trên, đồng thời Hương còn nhận thêm một suất học bổng trị giá 20.000 đô Úc để tiếp tục học thêm bằng Cử nhân Kinh doanh tại trường RMIT Melbourne.

Điều đặc biệt nhất của Hương là cô chưa từng học chương trình phổ thông ở một tổ chức đào tạo chính quy nào cả.

Khi 12 tuổi, Hương phải bỏ học để anh trai và em gái của mình có có hội được đi học. 13 tuổi, Hương một mình lên Hà Nội, sống dưới chân cầu thang và làm đủ mọi việc để gửi tiền về phụ giúp gia đình, từ trông trẻ, bán xôi và bán bánh chuối. 

Năm 2006, Hương trở thành học viên của KOTO, một doanh nghiệp xã hội chuyên đào tạo trẻ đường phố về nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn. Tốt nghiệp, Hương được nhận vào làm nhân viên phục vụ tại khách sạn Intercontinental Hồ Tây Hà Nội và sau đó trở về làm việc, hỗ trợ cho các em trẻ đường phố như mình tại KOTO.

Năm 2011, Hương nhận học bổng du học tại học viện chuyên về quản trị nhà hàng – khách sạn Box Hill (Úc) và tại đây, với thành tích học tập xuất sắc và tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, Hương cũng đã được chọn là Đại sứ Sinh viên Quốc tế của Học Viện Box Hill năm 2013 và được học viện đề cử hai danh hiệu trên.

ĐOÀN BẢO CHÂU
Chi tiết tại: http://duhoccip.blogspot.com/

Thursday, 14 November 2013

Việt Nam dự thi Robotics quốc tế 2013

 Tin tức đào tạo

TTO - Sáng 14-11, tại Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa đã diễn ra Lễ ra quân đội tuyển Robotics TP.HCM tham gia Cuộc thi Robotics Quốc tế 2013 dành cho lứa tuổi thanh thiếu niên được tổ chức từ ngày 15 đến 17-11 tại Jakarta (Indonesia).


Việt Nam dự thi Robotics quốc tế 2013
 Đội tuyển Robotics TP.HCM tham gia Cuộc thi Robotics Quốc tế 2013
Đội tuyển Robotics TP.HCM đại diện cho Việt Nam tham dự Cuộc thi Robotics Quốc tế lần này bao gồm 6 học sinh của Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa và THCS Hồng Bàng đã giành giải nhất tại vòng chung kết Robotics TP.HCM 2013 được tổ chức vào ngày 27-10 vừa qua.
Tại lễ ra quân, ông Phạm Ngọc Tiến, Phó trưởng phòng Giáo dục Trung học Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết: “Dù là lần đầu tham gia cuộc thi, nhưng Sở GD-ĐT và nhà trường đã cố gắng đã phối hợp đưa đội ngũ giáo viên, chuyên viên có chuyên môn và kinh nghiệm trong việc tham dự các cuộc thi robot quốc tế đến đào tạo, hướng dẫn các em làm quen với môi trường thi đấu ở nước ngoài, giúp các em học sinh phát huy được hết khả năng, tính sáng tạo”.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam có đại diện tham gia Cuộc thi Robotics Quốc tế - World Robot Olympiad (WRO). Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2004, WRO mỗi năm thu hút khoảng 17.000 đội đến từ hơn 35 quốc gia dự thi.
Ý THI
Chi tiết tại: http://duhoccip.blogspot.com

Chính sách ưu tiên khu vực sẽ được thay đổi

Tin tức đào tạo

Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, một trong những điểm mới trong tuyển sinh đại học, cao đẳng năm tới là điều chỉnh chế độ ưu tiên khu vực cho hợp lý hơn với tình hình thực tế.


Chính sách ưu tiên khu vực sẽ được thay đổi
Loạt bài Ưu tiên tuyển sinh thế nào để công bằng? trên Báo  Thanh Niên  phản ảnh những bất cập trong chế độ ưu tiên tuyển sinh hiện hành

 Đảm bảo công bằng cho tất cả thí sinh 
Giữa tháng 7 vừa qua, Báo Thanh Niên đã thực hiện loạt bài Ưu tiên tuyển sinh thế nào để công bằng? trong đó phản ảnh một loạt những bất cập trong chính sách ưu tiên hiện nay. Đáng lưu ý là có tới 82% thí sinh hưởng ưu tiên, trong đó phần lớn là ưu tiên khu vực. Chính vì vậy trong quy chế sửa đổi lần này, Bộ GD-ĐT sẽ rà soát, điều chỉnh ưu tiên khu vực cho hợp lý hơn với tình hình thực tế.
Tối 13.11, trao đổi với Thanh Niên, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết: “Sau nhiều năm thực hiện chính sách ưu tiên khu vực, một số địa phương nơi mà thí sinh được hưởng ưu tiên nay đã phát triển tốt hơn, thu nhập bình quân đầu người tăng, điều kiện học tập của học sinh đã được cải thiện đáng kể so với các khu vực khác. Do đó nếu thí sinh ở những địa phương này tiếp tục được cộng điểm ưu tiên khu vực thì sẽ bất hợp lý và không công bằng cho những thí sinh ở vùng khác. Chính vì vậy, Bộ sẽ rà soát lại và điều chỉnh đối tượng ưu tiên khu vực để đảm bảo công bằng cho tất cả các thí sinh”.
Thứ trưởng Ga cũng cho biết, các đối tượng chính sách sẽ tiếp tục được hưởng ưu tiên theo quy định hiện hành. Bộ sẽ phối hợp với Bộ LĐ-TB-XH, Ủy ban Dân tộc để điều chỉnh khi cần thiết.

Bộ sẽ rà soát lại và điều chỉnh đối tượng ưu tiên khu vực để đảm bảo công bằng cho tất cả các thí sinh
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT  Bùi Văn Ga 

 Trường ĐH tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh 
Thứ trưởng Bùi Văn Ga cũng cho biết việc sửa đổi quy chế tuyển sinh lần này phải phù hợp với quy định của luật Giáo dục đại học (ĐH) và chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT. Theo đó, luật Giáo dục ĐH đã quy định rõ việc tổ chức tuyển sinh gồm các phương thức: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển. Cơ sở giáo dục ĐH được tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh theo quy chế tuyển sinh do Bộ trưởng ban hành.
Dự kiến trong lần sửa đổi này, Bộ sẽ đưa vào quy chế các tiêu chí để các trường xây dựng đề án tuyển sinh riêng và các điều kiện để đề án được phê duyệt. Phương án tuyển sinh riêng của trường nào thỏa mãn các tiêu chí và điều kiện quy định sẽ được Bộ phê duyệt để tiến hành thực hiện việc tuyển sinh riêng. Dự kiến, quy chế mới sẽ được ban hành sớm, khoảng cuối năm nay hoặc đầu 2014 để các trường kịp thực hiện. Dù thực hiện theo phương án tuyển sinh nào đi nữa cũng phải đảm bảo công bằng, không gây căng thẳng cho thí sinh, không tái diễn những bất cập trong quá khứ nhất là tình trạng luyện thi tràn lan gây bức xúc trong xã hội như những năm trước khi thực hiện "3 chung".
Thứ trưởng Ga cho hay, thời gian qua, Bộ đã nhận được đề xuất tuyển sinh riêng của 17 trường ngoài công lập. Bộ cũng đề nghị các trường công lập đề xuất phương án tuyển sinh riêng từ nhiều năm nay nhưng hiện vẫn chưa có trường nào đưa ra đề án cụ thể. Sau khi quy chế tuyển sinh mới được ban hành, Bộ sẽ xem xét các đề án tuyển sinh riêng mà các trường đã đề xuất. Đề án nào phù hợp sẽ được thực hiện từ năm 2014. Những trường không có phương án tuyển sinh riêng sẽ tiếp tục thực hiện kỳ thi “3 chung” của Bộ cho đến 2015. Sau năm 2015, cùng với việc thay đổi căn bản và toàn diện giáo dục và đổi mới cách đánh giá phổ thông, phương thức tuyển sinh ĐH, CĐ sẽ có những đổi mới mạnh mẽ hơn.
 Thí sinh có thể được phúc khảo môn năng khiếu 
Quy định về việc thí sinh không được phúc khảo môn năng khiếu đã được thực hiện nhiều năm nay và đã phát sinh nhiều bất cập. Sau mỗi kỳ tuyển sinh, có không ít thí sinh thấy kết quả chấm thi không phản ánh đúng với bài làm nhưng không được quyền phúc khảo nên rất bức xúc. Không chỉ có vậy, đã từng có hội đồng thi lợi dụng quy chế để chấm thi không trung thực. Trao đổi về vấn đề này, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho hay, quy chế tuyển sinh sửa đổi năm nay dự kiến sẽ đưa vào một số quy định mang tính kỹ thuật như ghi âm, ghi hình môn thi năng khiếu của thí sinh. Đây sẽ là bằng chứng đối chiếu nếu thí sinh có những thắc mắc về bài thi của mình. Nếu quy định này được thực hiện thì thí sinh sẽ có quyền phúc khảo bài thi môn năng khiếu.
Thứ trưởng Ga nói: “Do có bổ sung những điểm mới nên dự thảo quy chế tuyển sinh lần này sẽ được tham khảo ý kiến rộng rãi của các nhà trường và dư luận xã hội trước khi ban hành để đảm bảo tính công khai, minh bạch và công bằng trong tuyển sinh”.
 Vũ Thơ 
Theo Thanhnien.com.vn
Chi tiết tại: http://duhoccip.blogspot.com/

Wednesday, 13 November 2013

Quy chế tuyển sinh 2014 sẽ được sửa đổi

Tin tức đào tạo

Đến 5/11 các trường ĐH, CĐ sẽ nộp báo cáo kết quả tuyển sinh để Bộ GD&ĐT xem xét phương án cho khoảng 20 trường ĐH Ngoài công lập (NCL) chưa tuyển đủ người học. Đó là kỳ vọng của các trường NCL. Phóng viên báo Tiền Phong đã trao đổi với Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga về vấn đề tuyển sinh năm 2014.

Thứ trưởng Bùi Văn Ga (thứ ba, phải sang trái) kiểm tra thi ở ĐH Thủy lợi. Ảnh: H.Thu

Thứ trưởng Bùi Văn Ga (thứ ba, phải sang trái) kiểm tra thi ở ĐH Thủy lợi. Ảnh: H.Thu.


  Được biết, khoảng 20 trường ĐH NCL đã trình phương án tuyển sinh riêng và đòi quyền tự chủ. Xin Thứ trưởng cho biết kết quả?  
Từ 3 năm qua, Bộ GD&ĐT đã khuyến khích tất cả các trường ĐH CL và NCL đề xuất phương án tuyển sinh riêng và sau mùa tuyển sinh 2013, Bộ đã nhận được 17 đề xuất. Điều đặc biệt là không có trường CL nào đề xuất mà tất cả đều là trường NCL. Bộ GD&ĐT đã góp ý kiến, đưa ra tham khảo nhưng không được xã hội đồng tình nên đã yêu cầu các trường điều chỉnh phương án cho thích hợp.
  Nghĩa là phương án thêm một kỳ thi tuyển sinh-kỳ thi mùa xuân không thành hiện thực?  
Theo quy chế hiện hành chỉ có 1 kỳ thi trong 1 năm nên nếu muốn có 2 hay nhiều kỳ thi thì phải sửa đổi quy chế. Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang gấp rút sửa đổi quy chế để có thể xem xét đề xuất của các trường.
  Vậy Quy chế tuyển sinh sẽ được thay đổi theo hướng nào, thưa ông?  

 Bộ GD&ĐT phải sửa đổi Quy chế tuyển sinh phù hợp với luật GD ĐH để các trường có thể thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp cả 2 hình thức theo quy chế. Dự kiến, cuối năm nay hoặc đầu 2014 sẽ ban hành để các trường kịp thực hiện.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT   Bùi Văn Ga  
Bộ GD&ĐT phải sửa đổi Quy chế tuyển sinh phù hợp với luật GD ĐH để các trường có thể thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp cả 2 hình thức theo quy chế. Dự kiến sẽ đưa vào quy chế những điều kiện thỏa mãn phương án tuyển sinh riêng. Các phương án tuyển sinh riêng phải thỏa mãn các điều kiện mới được phép triển khai nhằm công khai, minh bạch các điều kiện tuyển sinh. Dự kiến, cuối năm nay hoặc đầu 2014 sẽ ban hành để các trường kịp thực hiện. Nhưng, các trường, dù thực hiện phương án nào cũng phải đảm bảo công bằng, không gây phức tạp cho xã hội, không tái diễn những bất cập trong quá khứ: Luyện thi tràn lan, thầy luyện thi tham gia ra đề thi, sự bất công bằng cho học sinh nông thôn và thành thị...

Các tiêu chí sẽ được đưa vào quy chế và trước khi ban hành sẽ được tham khảo ý kiến các nhà giáo, các thành phần trong xã hội.
Một thay đổi lớn nữa là sửa đổi ưu tiên khu vực. Sau nhiều năm thực hiện chính sách ưu tiên khu vực, có một số tỉnh thành phố đã phát triển tốt hơn, thu nhập bình quân đầu người cao hơn và điều kiện xã hội phát triển tốt hơn. Nếu các thí sinh ở những vùng này tiếp tục được ưu tiên cộng điểm khu vực thì sẽ bất hợp lý và không công bằng cho những thí sinh ở vùng khác. Chính vì vậy, Bộ GD&ĐT sẽ rà soát lại và điều chỉnh để đảm bảo công bằng hơn cho các thí sinh ở các vùng miền khó khăn.
  Xin ông lý giải vì sao chỉ có các trường NCL đề xuất phương án tuyển sinh riêng và điều này có cứu vãn được nguy cơ sụp đổ của một số trường không?  
Năm nay nguồn tuyển sinh đã lớn hơn chỉ tiêu 100.000 lượt thí sinh và có nhiều trường CL dù điểm tuyển cao cũng dành chỉ tiêu để gọi thí sinh nguyện vọng 2 nhằm nâng cao chất lượng. Những trường khó khăn về tuyển sinh có thể là do vị trí địa lý xa trung tâm hay do là trường mới, chưa có uy tín. Các trường này muốn có một cơ chế tuyển sinh riêng để tuyển thí sinh địa phương vào học cũng là một cách thu hút.
Tuyển sinh riêng có cứu vãn được không là một câu hỏi khó trả lời, vì chưa thực hiện. Tuyển sinh ở địa phương là một hướng nên làm nhưng các trường cũng phải đối mặt với hiện thực là có nhiều thí sinh trên điểm sàn không mặn mà với kỳ thi tuyển sinh riêng, nên về lâu dài, các trường cần phấn đấu có được uy tín mới thu hút được người học.
  Như vậy có thể hiểu là năm 2014 vẫn thi tuyển sinh ba chung?  
Trong nghị quyết T.Ư 8 vừa thông qua về việc đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT có nói rõ về việc đổi mới tuyển sinh và giao cho các trường. Theo đó, Bộ GD&ĐT sẽ kiểm tra lại các chỉ đạo của Đảng cũng như các điều khoản của Luật GD ĐH để chuẩn bị phương án tuyển sinh cho phù hợp. Bộ đã khởi động yêu cầu một số trường ĐH trọng điểm, trường ĐH lớn đưa ra phương án tuyển sinh riêng, nhưng rất tiếc chưa có trường nào đề nghị nên Bộ phải bắt tay vào làm.
Với những trường đã đề xuất phương án tuyển sinh riêng, khi Quy chế tuyển sinh được điều chỉnh, bổ sung thì phương án nào thích hợp sẽ được thực hiện từ năm 2014.
Những trường không có phương án tuyển sinh riêng thì sẽ thi kỳ thi chung của Bộ cho đến 2015. Sau năm 2015, cùng với việc thay đổi căn bản và toàn diện giáo dục và đổi mới cách đánh giá phổ thông, sẽ có thể có những đổi mới mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, quan điểm của Bộ GD&ĐT là: mọi việc phải được chuẩn bị một cách thấu đáo và các học sinh phải được chuẩn bị để thay đổi cách học, cách làm bài tốt, không hẫng hụt...
  Cảm ơn ông.  

  Hồ Thu  

  thực hiện  

Theo Tiền Phong
Chi tiết tại:http://duhoccip.blogspot.com/ 

Tuesday, 12 November 2013

Điểm danh ba học viện nghệ thuật hàng đầu trên thế giới

Tin đó đây

Trên thế giới có rất nhiều học viện đào tạo về nghệ thuật, tuy nhiên dưới đây là ba học viện thường được cho là hàng đầu trong lĩnh vực này. 

 Học viện nghệ thuật hoàng gia London 


Điểm danh ba học viện nghệ thuật hàng đầu trên thế giới
Là trường duy nhất ở Anh cung cấp chương trình sau đại học về nghệ thuật, học viện nghệ thuật hoàng gia ở London cũng là ngôi trường lâu đời nhất tại đất nước này. Các sinh viên không chỉ có cơ hội được tiếp xúc với các nghệ sĩ, nhà phê bình, nhà văn mà còn được làm việc trực tiếp với họ. Học viện có rất nhiều phòng học như: phòng vẽ, điêu khắc… và các phương tiện truyền thông kĩ thuật số. Ngôi trường còn có mục tiêu xây dựng một xưởng vẽ về cuộc sống lâu đời nhất ở Anh.
Các lớp học thường có rất ít sinh viên và các bạn không phải đóng học phí. Với những ưu điểm này, để được nhập học các thí sinh phải trải qua một quá trình cạnh tranh rất khốc liệt.

 Trường thiết kế Rhode Island 


Điểm danh ba học viện nghệ thuật hàng đầu trên thế giới 1
Rhode Island được xếp hạng là một trong những trường nghệ thuật bậc nhất ở Mỹ bởi US News and World Report.
Trường có 16 chương trình đào tạo nghệ thuật được giảng dạy cả ở đại học và sau đại học. Ngoài ra còn có ba chương trình đại học về nền tảng nghệ thuật (vẽ, thiết kế 2D, 3D ) và 3 chương trình nghệ thuật tự do. Thêm vào đó sinh viên còn được làm việc và nghiên cứu với nhiều nghệ sĩ, nhà phê bình và các nhà thiết kế nổi tiếng.

 Viện nghệ thuật Chicago 


Điểm danh ba học viện nghệ thuật hàng đầu trên thế giới 2
Viện nghệ thuật Chicago vừa là một trường nghệ thuật vừa là một bảo tàng nổi tiếng thế giới, với nhiều tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng như: American Gothic của Grant Wood, Ngày chủ nhât ở La Grande Jatte của Georges Seurat.
Trường cung cấp 6 chương trình đại học và 12 chương trình sau đại học. Các phòng học được kết hợp với kỹ thuật truyền thống như một hình mẫu điển hình, chẳng hạn các lò gốm, khung cửi dệt... Tuy nhiên những thiết kế này đều có kỹ thuật tiến bộ như các hệ thống chế biến gỗ điều khiển qua máy tính và các máy quay kĩ thuật số.
Trường cũng tự hào khi có các nghệ sĩ và các học giả đang cống hiến cho nghệ thuật và có một chương trình giảng dạy đa ngành.
 (Theo Tiin) 

Monday, 11 November 2013

Sinh viên học vượt tốt nghiệp sớm một học kỳ

Tin tức đào tạo

Trường ĐH Bách khoa TP HCM vừa quyết định khen thưởng cho sinh viên Nguyễn Văn Định, ngành khoa học và kỹ thuật máy tính, vì thành tích học vượt, tốt nghiệp sớm một học kỳ so với chương trình đào tạo và kết quả tốt nghiệp loại giỏi.

Trao đổi với chúng tôi, Định cho biết ngay khi bảo vệ xong luận văn tốt nghiệp, em đã được một công ty về công nghệ thông tin chính thực nhận làm việc. “Việc học vượt nằm trong dự định của em ngay từ khi bước chân vào ĐH. Em đã lên kế hoạch học tập và tự học phù hợp để có thể theo đuổi tốt các môn học, đủ điều kiện tốt nghiệp sớm” - Định chia sẻ.

Bà Lê Thị Hạnh, mẹ của Định (thứ 2 từ trái qua), từ tỉnh Bình Định vào TP HCM chia vui cùng con ngày tốt nghiệp

Trong lễ trao bằng tốt nghiệp cho 2 nghiên cứu sinh, 501 học viên cao học, 884 sinh viên hệ chính quy (khóa 2008), Trường ĐH Bách khoa TP HCM công bố tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp hệ ĐH chính quy đạt loại giỏi là 2,4%, khá 26,2%, trung bình khá 70,9%, trung bình: 0,5%. Trường cũng quyết định trao huy chương vàng cho 2 sinh viên có thành tích học tập và bảo vệ luận án tốt nghiệp loại giỏi. Đó là sinh viên Đinh Quang Thịnh (điểm trung bình tốt nghiệp đạt 8,42 điểm) và sinh viên Hoàng Gia Minh (đạt 8,74 điểm).

Tin-ảnh: T.Vinh
Chi tiết tại: http://duhoccip.blogspot.com/

Friday, 8 November 2013

Người nói tiếng Anh ở Malaysia nhiều nhất Châu Á

Tin tức bốn phương
Theo nghiên cứu của trường Education First, trường tiếng Anh có trụ sở tại Singapore, Malaysia có nhiều người nói tiếng Anh tốt nhất châu Á, trên cả Singapore, Ấn Độ, Sri Lanka, Đài Loan, Trung Quốc và Kazakhstan.

Công bố kết quả chỉ số trình độ tiếng Anh trên trang web của trường Education First ngày 6/11 cho thấy Malaysia là nước có trình độ tiếng Anh cao nhất trong số 13 quốc gia ở châu Á.

Trên phạm vi toàn cầu, Malaysia xếp hạng thứ 11 trong số 60 quốc gia, vượt qua Singapore, Bỉ, Đức, Latvia và Thụy Sĩ - những quốc gia xếp hạng 12, 13, 14, 15 và 16 tương ứng. Hai vị trí hàng đầu thuộc về Thụy Điển và Na Uy.

Trên trang web của mình, trường Education First cũng cho biết họ phát hiện ra rằng một số quốc gia châu Á đặc biệt là Indonesia và Việt Nam, đã thay đổi trình độ tiếng Anh của họ trong giai đoạn 2007-2012.

Tiếng Anh ở Trung Quốc cũng đã được cải thiện, tuy không đáng kể, trong khi Nhật Bản và Hàn Quốc, mặc dù đầu tư tư nhân lớn, đã giảm nhẹ.

Trên diện rộng, kỹ năng tiếng Anh được nâng cao trong khối các nước BRIC như Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Khu vực có trình độ tiếng Anh yếu nhất là Trung Đông và Bắc Phi.

Education First cho biết trường đánh giá chỉ số trình độ tiếng Anh trung bình của một quốc gia dựa vào sử dụng dữ liệu từ hai trắc nghiệm của trường.

Trắc nghiệm đầu tiên là mở cho bất kỳ người sử dụng Internet miễn phí và trắc nghiệm thứ hai là một bài kiểm tra 70 câu hỏi trực tuyến được sử dụng bởi EF trong quá trình tuyển sinh trước khi học sinh bắt đầu học tiếng Anh. Cả hai đều bao gồm các phần ngữ pháp, từ vựng, đọc, và nghe./.
Chi tiết tại: http://duhoccip.blogspot.com/

Thursday, 7 November 2013

Bằng tiến sĩ Mỹ trong tay vẫn vật lộn mưu sinh

Tin tức bốn phương

Những lời tâm sự cay đắng của các tiến sĩ tại Mỹ về công việc họ đang làm có thể làm tan vỡ giấc mộng học hành, nghiên cứu của nhiều người.


Phỏng vấn một nhóm các tiến sĩ trong các lĩnh vực như: lịch sử, tâm lý, ngôn ngữ… tại thành phố Manhattan – Mỹ, tất cả họ đều khẳng định đã dành rất nhiều năm học tập, nghiên cứu để có thể đạt được học vị này.
Tuy nhiên, dù là lựa chọn của bản thân hay do hoàn cảnh xô đẩy, không có một ai trong số họ có cơ hội làm công việc giảng dạy và nghiên cứu tiếp lên giáo sư, tất cả đều đang làm những công việc trái nghề để kiếm sống, thậm chí có người sống phải vật lộn, tằn tiện với mức thu nhập chỉ vỏn vẹn 9000$/năm (tương đương 189 triệu đồng).
Có bằng tiến sĩ tại Mỹ vẫn vật lộn tìm cách mưu sinh 1
Adam Capitanio, tiến sĩ nghiên cứu về nước Mỹ tại Đại học Michigan.Hiện anh đang là trợ lý biên tập ở nhà xuất bản Berghahn Books.
 
Adam Capitano – người vừa nhận được bằng tiến sĩ nghiên cứu về nước Mỹ tại đại học Michigan vào năm 2012 sau 9 năm ròng học tập, tâm sự rằng anh đã dành 3 năm để tìm kiếm một công việc mang tính chất học thuật và nghiên cứu. Anh nộp đơn cho ít nhất 60 công việc tại Bắc Mỹ nhưng chưa bao giờ được gọi đi phỏng vấn một lần.

Hiện tại, anh chấp nhận làm trợ lý biên tập cho một nhà xuất bản để kiếm tiền trong khi đó vẫn loay hoay đặt ra một kế hoạch dài hơi hơn cho mình. “Tôi gần như tuyệt vọng trước khi nhận làm công việc này. Giờ tôi chấp nhận nó để có thời gian tìm hiểu xem mình thực sự muốn gì.”

Thực tế, trường hợp như tiến sĩ Capitanio không phải là hiếm gặp. Theo một khảo sát của Hiệp hội Khoa học quốc gia Hoa Kì thực hiện năm 2011, 35% số người nhận bằng tiến sĩ và 43% tiến sĩ ngành khoa học nhân văn không ký được bất kỳ hợp đồng làm việc nào sau khi hoàn thành luận án. Có rất nhiều người trong số đó tình nguyện đi tìm một công việc khác để có mức lương cao hơn hoặc gần gũi với thực tiễn hơn là tiếp tục thực hiện các công trình, dự án nghiên cứu.

Có bằng tiến sĩ tại Mỹ vẫn vật lộn tìm cách mưu sinh 2
Karen Shanton, tiến sĩ Triết học, Đại học Rutgers. Hiện cô đang làchuyên viên phân tích việc làm ở Hội Lập pháp quốc gia Hoa Kì.
 
Do đó, có rất nhiều nhóm như nhóm tiến sĩ ở Manhattan đã được lập ra trong các thành phố lớn khắp nước Mỹ như New York, Chicago, Los Angeles… nhằm để các tiến sĩ giúp đỡ lẫn nhau, tư vấn trong việc hoàn thiện đơn xin việc, tiếp thị bản thân để tìm kiếm những công việc ngoài nghề.

Vấn đề nằm ở chỗ, với tiến sĩ những ngành khoa học tự nhiên (công nghệ, kỹ thuật, toán học…), công việc trong các lĩnh vực công nghiệp có thể là một lựa chọn không tồi. Nhưng với tiến sĩ các ngành khoa học nhân văn như văn học, lịch sử, lựa chọn công việc lại bị thu hẹp rất nhiều.


Trong bối cảnh đó, các tiến sĩ phải tìm đến những công việc có ít tính chất học thuật hơn gọi là “nghề bán học thuật” – chỉ những công việc trong trường đại học nhưng không phải giảng dạy, nghiên cứu như làm hành chính, làm trong phòng thí nghiệm hoặc các nghề như phụ trách bảo tàng, nhà sử học làm việc cho chính phủ…
Như trong trường hợp của Karen Shanton – một tiến sĩ triết học ở đại học Rutgers. Khi đang học tiến sĩ, Karen nhận ra mình yêu thích chính trị hơn là công việc giảng dạy. Sau khi hoàn thành một vài chương trình thực tập ở Washington, cô đã giành được công việc nghiên cứu luật tại Hội Lập pháp quốc gia.
Có bằng tiến sĩ tại Mỹ vẫn vật lộn tìm cách mưu sinh 3
Anh Carlo Yuvienco, nghiên cứu sinh ngành công nghệ y sinh tại New York. Hiện đang là doanh nhân.
Nhưng không phải ai cũng may mắn như Karen, rất nhiều các tiến sĩ sau khi nhận bằng loay hoay tìm cho mình một công việc phù hợp. Chính vì thế, một số người lựa chọn làm công việc hoàn toàn trái ngành trái nghề. Anh Carlo Yuvienco, một nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành công nghệ y sinh tại New York. Thay vì tiếp tục học tập và nghiên cứu, Carlo dự định bắt tay vào kinh doanh phần mềm sau khi hoàn thành chương trình tiến sĩ của mình.
Nhận ra được sự bế tắc này, rất nhiều trường đại học ở Mỹ đã tìm cách cải thiện tình hình bằng cách tăng cường mối quan hệ với các đơn vị, tổ chức kinh tế, tăng cường trang bị cho nghiên cứu sinh các kỹ năng bên ngoài như hợp tác, công nghệ, quản lý dự án…. tìm cách định hình lại việc đào tạo tiến sĩ và định hướng lại các kỹ năng đào tạo cho nghiên cứu sinh.



Tuy nhiên, mọi sự thay đổi mới chỉ bắt đầu, và có người đã nói: ngành giáo dục như một con tàu lớn, để chuyển hướng sẽ cần rất nhiều thời gian.
Chi tiết tại: http://duhoccip.blogspot.com/

Wednesday, 6 November 2013

Đề án thi tốt nghiệp 8 môn để xét tuyển vào đại học

Tin tức đào tạo

Theo Đề án đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, sẽ chấm dứt thi ĐH, CĐ theo phương thức “3 chung”, chuyển sang phương thức dựa vào kết quả công nhận tốt nghiệp THPT và có thể kiếm tra/thi thêm một vài môn hoặc chuyên đề theo yêu cầu của mỗi ngành, mỗi trường.


Chính vì vậy, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập (NCL) đã có phương án đề xuất đổi mới thi. TS.Văn Đình Ưng, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ NCL cho biết: “Mục tiêu của phương án mà Hiệp hội đề xuất là tổ chức một kỳ thi sau THPT trên phạm vi toàn quốc, kế thừa ưu điểm của hai kỳ thi trước, đảm bảo một thang đo thống nhất trình độ học vấn THPT trên cơ sở thi 8 môn văn hóa, có tính đến các yếu tố vùng miền. Đảm bảo công bằng, khách quan về đánh giá trình độ học vấn, tạo điều kiện để tuyển chọn người học cho các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp và nghề nghiệp khác.
Bên cạnh đó, đảm bảo giảm thiểu tiêu cực, phù hợp với điều kiện hiện hành, từng bước hoàn thiện phương án, không tạo nên xáo trộn sau mỗi giai đoạn phát triển. Đảm bảo sự đồng thuận của các cơ sở giáo dục từ phổ thông đến các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng và dạy nghề, từ người học đến dư luận xã hội”.

Thí sinh dự thi đại học năm 2013.
Thí sinh dự thi đại học năm 2013.
Nội dung phương án thi tuyển sinh do Hiệp hội các trường ĐH, CĐ NCL đề xuất như sau:
Phương thức thi: Thi theo “ba chung” chung đề thi, chung đợt thi, chung kết quả thi. Đề thi vẫn do Bộ GD&ĐT chủ trì khâu ra đề thi đảm bảo nằm trong chương trình, an toàn bí mật đề thi, đáp án chính xác thống nhất. Bộ cùng các Sở GD&ĐT địa phương, có huy động cán bộ giáo viên các trường đại học cao đẳng trên địa bàn tham gia tổ chức kỳ thi cùng đợt trên phạm vi cả nước. Do tổ chức một kỳ thi nên gọn nhẹ, có thời gian để giáo viên nghỉ hè và dự các đợt tập huấn nâng cao nghiệp vụ trong dịp hè.
Đánh giá trình độ học vấn THPT qua 8 môn thi:
Mục đích hai cuộc thi tốt nghiệp và tuyển sinh khác nhau, nhưng đều dựa trên kết quả chung là trình độ học vấn được đánh giá qua kỳ thi, chủ yếu các môn thi được tổ hợp từ 8 môn văn hóa: Văn, Toán, Lý, Hóa, Sử, Địa, Sinh, Ngoại ngữ.
Trên cơ sở kết quả thi để xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh vào các hệ đào tạo, các ngành nghề đào tạo phù hợp. Các môn thi là: Văn, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, Ngoại ngữ. Đây là các môn văn hóa rất cơ bản, là nền tảng kiến thức phổ thông, đã từng được chọn làm môn thi trong các tổ hợp 3 môn hay 6 môn thi của hai kỳ thi nhiều năm qua.
Từng bước chuyển từ phối hợp đề thi trắc nghiệm khách quan với đề thi tự luận, tiến đến hầu hết các bài thi bằng đề trắc nghiệm khách quan với mỗi thí sinh một đề để giảm tiêu cực trong tổ chức thi và chấm thi.
Tổ chức thi cùng đợt vào thời gian thích hợp : Tổ chức thi vào giữa tháng 7 hàng năm, thời gian 4 ngày thi 8 buổi (mỗi bài thi một buổi). Chấm bài trắc nghiệm khách quan bằng máy.
Sử dụng thang điểm rộng để đánh giá kết quả thi. Đề nghị xây dựng thang điểm rộng 400 điểm, mỗi môn thi 50 điểm: (8 môn X 50 điểm = 400 điểm). Dùng thang điểm rộng là phù hợp xu thế chung của thế giới ngày nay.
Điểm tốt nghiệp cho các thí sinh, sau khi đã cộng điểm theo vùng miền và diện ưu tiên chính sách, từ 200 điểm trở lên. Với phổ điểm rộng này đảm bảo có sự bù trừ về năng khiếu, lực học của học sinh, thể hiện trong làm bài thi có môn khá bù cho các môn yếu, dẫn đến tổng điểm 8 môn đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện, hầu hết các học sinh học lực trung bình, học sinh chăm chỉ đủ điều kiện thi sẽ đạt yêu cầu từ tổng điểm tốt nghiệp trở lên.
Các cơ sở đào tạo căn cứ vào: Chỉ tiêu tuyển sinh, yêu cầu trình độ và loại học vấn chung của cơ sở hay từng ngành đào tạo của cơ sở, phổ kết quả điểm thi của thí sinh cả nước và vùng địa phương để thiết kế tổ hợp các môn văn hóa và tổng điểm thi các môn đó cho từng ngành đào tạo của trường; có thể lấy hệ số hai (2) cho môn văn hóa mà ngành nghề đào tạo cho là quan trọng. Đồng thời phải tính cộng điểm ưu tiên theo vùng miền, theo đối tượng ưu tiên chính sách của Nhà nước (thực hiện theo qui định chung của Bộ GD&ĐT).
Thí sinh tốt nghiệp THPT mới được xét tuyển vào các trường đào tạo đại học, cao đẳng. Thí sinh đã tốt nghiệp THPT các năm trước nhưng không đỗ đại học cao đẳng, muốn tham gia xét tuyển sinh đại học cao đẳng năm sau chỉ cần đăng ký tham gia thi lại các môn theo phương án xây dựng điểm chuẩn của trường mà thí sinh có nguyện vọng xin vào học.
Thực hiện phương án thi mới theo Đề án đổi mới căn bản toàn diện giáo dục thì phương án thi “3 chung” chính thức bị “xóa sổ”. Theo TS. Văn Đình Ưng, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ NCL, phải công nhận “ba chung” đã có những ưu điểm như: Các trường không phải ra đề thi riêng, hạn chế luyện thi tràn lan, xóa sổ nhiều lò luyện thi; thí sinh có thể dùng kết quả thi chung để xét tuyển nguyện vọng 2, NV 3 tại các trường cùng khối thi đang còn chỉ tiêu xét tuyển. Nhưng cũng phải thấy rằng có nhữngnhược điểm của “ba chung” là: Chuyển công đoạn thi của nhà trường thành công việc của Bộ GD&ĐT, nhà trường thì “mất việc”. Cả nước thêm một kỳ thi căng thẳng, huy động tổng lực các Bộ, ngành, địa phương, gây tốn kém nhiều mặt...
Đặc biệt từ khi quy định thêm “điểm sàn” chung cho cả nước, thì công tác tuyển sinh của các trường càng khó khăn. Với hàng trăm trường đa dạng khác nhau, cùng với hàng nghìn ngành nghề phong phú mà chịu sự chi phối chung của điểm sàn là không có đủ cơ sở khoa học - thực tiễn, gây khó khăn cho công việc tuyển sinh của các trường tốp trung bình trở xuống, các trường địa phương và ngoài công lập. Đến nay, thi “ba chung” đã hoàn thành sứ mệnh của nó.
PGS.TS. Phạm Văn Điển - Phó Hiệu trưởng ĐH Lâm nghiệp Việt Nam: Bỏ điểm sàn chung là cách làm tiến bộ và tất yếu!
PGS.TS. Phạm Văn Điển cho rằng, bỏ điểm sàn chung tức là chuyển "màng lọc chung" thành nhiều "màng lọc riêng" có nét đặc trưng, sáng tạo và phù hợp cao với xu thế tự chủ của các trường đại học.
Về việc bỏ điểm sàn, nâng cao chất lượng đầu vào, PGS. Điển đưa ra 2 phương án, cụ thể là: Bỏ điểm sàn, nhưng có thể vẫn duy trì kỳ thi ba chung và Bỏ điểm sàn, có thể bỏ luôn kỳ thi ba chung phức tạp và căng thẳng. Cả hai phương án đều thỏa mãn với yêu cầu tự chủ của các trường đại học.
Nếu thực hiện Phương án 1, các trường cần được quyền lựa chọn thí sinh dựa trên cơ sở đáp ứng yêu cầu về một số môn thi nào đó (không nhất thiết phải theo đúng tổ hợp khối thi như hiện nay). Cách làm này sẽ giúp cho tất cả các môn học ở bậc phổ thông đều được chú trọng, đồng thời hạn chế sự cứng nhắc của khối thi, vốn là một nhân tố rào cản cho việc chọn ngành đối với nhiều thí sinh vì không phù hợp với sở trường, năng khiếu của họ.
Nếu thực hiện Phương án 2, các trường sẽ tự chủ xây dựng tiêu chí tuyển sinh cho từng ngành học, chủ động vận hành hoạt động tuyển sinh (trong một năm có thể tuyển sinh thành nhiều đợt - một hình thức giảm tải trong khi cho phép tăng qui mô và phù hợp với đào tạo theo tín chỉ). Đây là cách làm tốt, có tác dụng xác lập thương hiệu, uy tín của từng trường cũng như thúc đẩy sự phân tầng các Trường ĐH. Một số trường có thể bị đào thải sau khoảng thời gian nào đó - trái với mong đợi cho rằng, dùng điểm sàn để cứu các trường như hiện nay.
Với quan điểm này, PGS Điển cho rằng: Trường nào tồn tại và phát triển được sẽ là trường ĐH tự chủ về học thuật. Sức vươn và quá trình cạnh tranh, đào thải tiếp theo của những trường này chính là động lực cho sự hoàn thiện chính sách vĩ mô của Nhà nước. Mặt khác, vai trò vĩ mô chủ yếu của Bộ GD-ĐT là điều tiết chính sách vĩ mô nhằm tạo ra môi trường lành mạnh cho các trường phát triển, cạnh tranh, phân tầng và hội nhập.

Theo Dantri.com.vn
Chi tiết tại: http://duhoccip.blogspot.com/

Tuesday, 5 November 2013

10 trường đại học đáng mơ ước của sinh viên Trung Quốc

Tin tức đào tạo

Để lọt vào top 10 những trường Đại học tốt nhất không hề dễ.


10 trường đại học tốt nhất Trung Quốc
Đại học Thanh Hoa – Bắc Kinh, 3 năm liền chiếm vị trí thứ nhất.
Khoa khảo thí của trường Đại học Giao thông vận tải Thượng Hải vừa công bố công trình đánh giá của họ: 100 trường đại học tốt nhất ở Trung Quốc, đây là khảo sát thường niên của trường đại học này. Theo đó, năm 2013, top 100 có: 64 trường ở Trung Quốc đại lục, 27 tại Đài Loan, 7 tọa lạc ở Hong Kong và 2 trong Macau. Trường Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh lần thứ 3 liên tiếp chiến thắng, chễm chệ ở ngôi đầu. Phía sau là trường Đại học quốc gia Đài Loan và trường Đại học Thanh Hoa ở thành phố Tân Trúc, Đài Loan.
Trong top 10 có 4 trường đại học của Trung Quốc, 3 Đài Loan và 3 Hong Kong. Trường đại học tốt nhất Macau đứng thứ 62. Sự đánh giá được dựa trên 4 tiêu chuẩn: khả năng đào tạo sinh viên, nghiên cứu khoa học, chất lượng giáo viên và các nguồn lực; tương ứng 35%, 35%, 25% và 15% tổng số điểm để xếp hạng.

 Đại học Thanh Hoa – Bắc Kinh 

  
Điểm: 100
Vùng lãnh thổ: Trung Quốc
Thứ hạng năm 2012: 1
 Đại học quốc gia Đài Loan 
  
Điểm: 97,5
Vùng lãnh thổ: Đài Loan
Thứ hạng năm 2012: 2
 Đại học Thanh Hoa – Tân Trúc 
  
Điểm: 91,5
Vùng lãnh thổ: Đài Loan
Thứ hạng năm 2012: 3
 Đại học Hong Kong 
  
Điểm: 82,7
Vùng lãnh thổ: Hong Kong
Thứ hạng năm 2012: 6
 Đại học Bắc Kinh 
  
Điểm: 78,8
Vũng lãnh thổ: Trung Quốc
Thứ hạng năm 2012: 7
 Đại học Trung Quốc ở Hong Kong 
  
Điểm: 78,2
Vùng lãnh thổ: Hong Kong
Thứ hạng năm 2012: 5
 Đại học Khoa học - Kỹ thuật Hong Kong 
  
Điểm: 75,2
Vùng lãnh thổ: Hong Kong
Thứ hạng năm 2012: 4
 Đại học Giao thông – Tân Trúc 
  
Điểm: 68,4
Vùng lãnh thổ: Đài Loan
Thứ hạng năm 2012: 8
 Đại học Chiết Giang 
  
Điểm: 67,8
Vùng lãnh thổ: Trung Quốc
Thứ hạng năm 2012: 9
 Đại học Khoa học - Kỹ thuật quốc gia Trung Quốc 
  
Điểm: 64,3
Vùng lãnh thổ: Trung Quốc
Thứ hạng năm 2012: 10



Linh Đan (Theo Báo Đất Việt)
Chi tiết tại: http://duhoccip.blogspot.com/